17/07/2012 |
Những kiến thức cơ bản về PCCC trong nghiệp vụ Bảo vệ |
CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY – CHỮA CHÁY Từ lâu dân gian đã có câu 'Thủy – Hỏa – Đạo Tặc' hay 'Giặc phá không bằng nhà cháy'. Thực tế, nước ta đã xảy ra không biết bao nhiêu vụ cháy, làm cho nhiều người lâm vào cảnh “màn trời, chiếu đất CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY – CHỮA CHÁY Từ lâu dân gian đã có câu “Thủy – Hỏa – Đạo Tặc” hay “ Giặc phá không bằng nhà cháy”. Thực tế, nước ta đã xảy ra không biết bao nhiêu vụ cháy, làm cho nhiều người lâm vào cảnh “màn trời, chiếu đất”. Do vậy công tác Phòng cháy – Chữa cháy hết sức quan trọng, cấp bách đối với mọi đối tượng (Cơ quan, Xí nghiệp, Trường học, Chợ, Khu dân cư, …). I/ KHÁI NIỆM VỀ CHÁY VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHÁY – CHỮA CHÁY 1. Định nghĩa về cháy: Nhà Bác học Nga Lômônôxôp là người đầu tiên chứng minh “cháy là sự hóa hợp giữa cháy với không khí” Đến năm 1773, nhà hóa học Pháp khẳng định rõ hơn “Cháy là sự hóa hợp giữa Oxy của không khí”. Như vậy vào mới thế kỷ 18, từ những thể nghiệm hóa học công phu, con người đã chứng minh bằng khoa học: Cháy là một phải ứng Oxy hóa. Tóm lại bản chất của sự cháy được định nghĩa chính xác như sau: Cháy là một phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. 2. Những yếu tố cần thiết cho sự cháy: Để hình thành sự cháy phải có đủ ba yếu tố là: ► Chất cháy ► Nguồn nhiệt thích ứng. ► Nguồn Oxy Chất cháy : Có ba loại ► Thể rắn: Gỗ, bông, vải, lúa gạo, nhựa,…. ► Thể lỏng: xăng dầu, benzen, axêtôn,….. ► Thể khí: Axêtylen (C2H2), Oxyt Canbon (CO), Mêtan (CH4). Nguồn nhiệt : Trong thực tế sản xuất và đời sống có nhiều loại nguồn khác nhau có thể gây cháy như : ► Nguồn nhiệt trực tiếp: Ngọn lửa trần (bếp lửa, đèn thắp sáng, bật diêm, đóm,….) ► Nguồn nhiệt do ma sát sinh ra: Ổ máy móc bị thiếu dầu mỡ, ma sát giữ sắt với sắt,.. ► Nguồn nhiệt do phản ứng hóa học giữa các chất hóa học với nhau. ► Nguồn nhiệt do sét đánh. ► Nguồn nhiệt do điện sinh ra như: chập mạch, quá tải, tiếp xúc kém,… Nguồn Oxy (O2): Oxy là thành phần tham gia phản ứng cháy và duy trì sự cháy. Để duy trì sự cháy phải có từ 14% – 21% lượng Oxy trong không khí. Nếu hàm lượng Oxy thấp hơn thì đám cháy khó có thể phát triển được. Thực tế môi trường chúng ta đang sống, hàm lượng Oxy luôn chiếm 21% thể tích không khí. Trong thực tế cá biệt, có một số loại chất cháy cần rất ít, thậm chí không cần cung cấp Oxy từ bên môi trường ngoài, vì bản thân chất cháy đó đã chứa đựng thành phần Oxy, dưới tác dụng của nhiệt, chất đó sinh ra Oxy tự do đủ để duy trì sự cháy. Ví dụ: Clorat Kaly (KCLO3), Permanganátkaly (KMnO4), Nitơrát Amôn (NH4No3). Xác định yếu tố cần thiết cho sự cháy hết sức quan trọng đối với công tác PCCC, giúp cho lựa chọn phương pháp phòng cháy- chữa cháy thích hợp nhất. Muốn ngăn ngừa nạn cháy hoặc dập tắt đám cháy, ta chỉ cần loại trừ ba yếu tố trên. 3. Những nguyên nhân thường gây cháy: Do con người: ► Cháy do sơ xuất: chủ yếu do con người thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về phòng cháy dẩn đến những sơ hở, thiếu xót như: đun nấu, hút thuốc ở những nơi có điều kiện dễ cháy, xử dụng xăng dầu, điện không đúng quy trình, không đề phòng cháy. ► Vi phạm quy định an toàn PCCC: Do con người thiếu ý thức, làm bừa làm ẩu, không chấp hành quy định, nội quy an toàn PCCC như: đun nấu, hút thuốc ở nơi cấm lửa, hàn cắt trên cao, phát động máy không cử người trông coi,… ► Trẻ em nghịch lửa ► Do đốt + Phá hoại (địch) + Phi tang (bọn tham ô, trộm cắp) + Mâu thuẫn, thù hằn. ► Do thiên tai: Thường xảy ra ở vùng đồi núi, cây cao, nhà cao tầng mà hệ thống chống sét không đảm bảo, dể dẩn đến bị sét đánh,.. ► Tự cháy : Là trường hợp ở một nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với không khí và tự cháy hoặc chất cháy gặp một chất khác xảy ra phản ứng hoá học có thể tự bốc cháy mà không cần sự cung cấp nhiệt từ bên ngoài. Nguyên nhân tự cháy có các loại: ► Tự cháy khi chất đó gặp nước: Natri (Na), Kali (K), Natrihydro Sun phát (thuốc nhộm) ► Tự cháy do quá trình tích nhiệt: Thuốc lá, Nguyên liệu cán,… chất thành đống, do quá trình sinh hoá tích nhiệt. Một số loại dầu thảo mộc như: dầu gai, dầu bông,… do quá trình Oxy hoá, nhiệt độ tăng lên. ► Tự cháy do tác động của các hoá chất. 4. Phương pháp PCCC: a. Phòng cháy: Loại trừ chất cháy ► Những nơi cần thiết phải có nguồn nhiệt hoặc có thể phát sinh nguồn nhiệt cần loại trừ những chất cháy không cần thiết, nhất là những chất dễ cháy. Ví dụ: Không để xăng trong bếp đun nấu, không dùng giấy, vải làm chao đèn, hoặc phơi quần áo sát bóng điện,… ► Hạn chế khối lượng chất cháy. Ví dụ: nơi sản xuất phải sử dụng xăng dầu thì cần qui định số lượng đủ dùng cho một ca sản xuất. ► Thay chất dễ cháy bằng chất không cháy hoặc khó cháy hơn. Ví dụ: Phân xưởng sản xuất làm bằng tre nứa, lợp lá, giấy dầu nếu thay bằng các vật liệu khác như: gạch, bê tông, lợp ngói thì khó cháy hơn. ► Bọc kín chất cháy: dùng các chất không cháy bọc kín các cấu kiện làm bằng vật liệu dễ cháy.Ví dụ: dùng sơn chống cháy phủ lên trần cót, gỗ ốp tường,… hoặc bảo quản các chất lỏng, khí dễ cháy bằng các bình kín như: đựng xăng vào can sắt có nắp đậy kín. ► Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt: là phương pháp dùng các thiết bị để che chắn ngăn cách an toàn giữa chất cháy với nguồn nhiệt. ► Tác động vào nguồn nhiệt: ► Triệt tiêu nguồn nhiệt: ở những nơi có chất dể cháy hoặc nhiều chất dể cháy phải triệt tiêu nguồn nhiệt không cần thiết. Ví dụ: Không đun nấu, hút thuốc trong các kho, phân xưởng sản xuất, không dùng lửa trần để soi, rót xăng khi trời tối. + Giám sát nguồn nhiệt: ở những nơi có nhiều chất dể cháy mà nhất thiết phải có nguồn nhiệt thì phải có người trông coi, kiểm tra thường xuyên. Ở các buồng sấy, máy sinh nhiệt phải lắp đặt hệ thống theo dõi nhiệt độ để phát hiện sự gia tăng của nhiệt độ. ► Cách ly nguồn nhiệt với chất dể cháy. Ví dụ: không để bếp dầu, bếp điện sát chất dể cháy. Tác động vào nguồn ôxy: Phương pháp này khó thực hiện vì hàm lượng ôxy luôn tồn tại trong không khí. Trong thực tế để bảo vệ máy móc, thiết bị đặc biệt quý hiếm người ta có thể dùng phương pháp kỹ thuật, bơm một lượng khí trơ vào phòng đặt các loại máy móc, thiết bị đó làm giảm hàm lượng Oxy, tạo nên môi trường không cháy. b. Phương pháp chữa cháy: ► Phương pháp làm lạnh: Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu hút nhiệt cao để hạ nhiệt độ của đám cháy thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của chất đó. Ví dụ: phun nước vào đám cháy, chất rắn không chịu nước. ► Phương pháp làm ngạt: Thực chất của phương pháp này là tạo nên một màng ngăn hạn chế Oxy tiếp xúc với chất cháy, triệt tiêu mọi yếu tố của sự cháy. ► Phương pháp cách ly: Chính phương pháp làm ngạt cũng là cách ly (cách ly Oxy với đám cháy). Đồng thời phương pháp cách ly là tạo một sự ngăn cách giữa vùng cháy với môi trường xung quanh. ► Làm ngưng trệ phản ứng cháy: Đưa chất chữa cháy vào gốc lửa làm cho phản ứng cháy chậm lại hoặc không thực hiện được. Ví dụ: Phun bột chữa cháy hoặc cát vào bề mặt của đám cháy. Các chất dạng bột này bám chặt vào gốc lửa vừa có tác dụng làm giảm nhiệt độ vừa hạn chế lượng Oxy cung cấp cho đám cháy. III. CÁC CHẤT CHỮA CHÁY VÀ DỤNG CỤ CHỮA CHÁY THÔNG THƯỜNG 1. Nước: Nước là chất dùng để chữa cháy có sẳn trong thiên nhiên, sử dụng đơn giản và chữa được nhiều đám cháy. Dùng nước chữa cháy có 2 tác dụng: ► Nước có khả năng thu nhiệt lớn có tác dụng làm lạnh. ► Nước bốc hơi tạo thành màng ngăn Oxy với vật cháy có tác dụng làm ngạt. Chú ý: Không dùng nước để chữa cháy các đám cháy kỵ nước, không dùng nước để chữa cháy xăng dầu, khi đám cháy có điện thì phải ngắt điện mới chữa cháy bằng nước. 2. Cát: Rất phổ biến như dùng nước. Có tác dụng làm ngạt và có khả năng làm ngưng trệ phản ứng cháy. Đối với chất lỏng cháy, cát còn có tác dụng ngăn cháy lan, dùng cát đắp thành bờ. 3. Bọt chữa cháy: ► Bọt chữa cháy gồm 2 loại dung dịch tạo bọt: + Dung dịch Sunfát Nhôm AL2(SO4)3 – (ký hiệu A) + Dung dịch NatriHydro Cacbonnát NAHCO3 – (ký hiệu B) ► Bọt có tác dụng chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, vì bọt nhẹ hơn nên nổi lên trên bề mặt chất cháy, liên kết tạo thành màng ngăn giữa chất cháy và Oxy. ► Hạn chế của bọt là không chữa được các đám cháy kỵ nước vì trong bọt có nước. Cách sử dụng: Khi có cháy xách bình bọt đến cách đám cháy 02-03m dốc ngược bình xóc mạnh và hướng vòi phun vào gốc lửa. 4. Khí chữa cháy CO2: ► CO2 là loại khí chữa cháy, nếu được nén vào bình chịu áp lực hoá lỏng và khi phun ra ở dạng tuyết lạnh tới âm 790C dùng để chữa cháy, có 02 tác dụng: làm lạnh và làm ngạt. Dùng CO2 chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất là các đám cháy trong buồng kín, trạm điện, động cơ bị cháy. ► Để dùng CO2 chữa cháy, phải nén CO2 vào bình thép, bình có van đóng mở, vòi hình phiểu. ► Bảo quản bình ở nơi thoáng mát, để nơi dể thấy, dể lấy. Phải định kỳ kiểm tra. IV/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VỀ PCCC TẠI MỤC TIÊU Mỗi một nhân viên khi làm việc ở mục tiêu cần lưu ý những vấn đề sau: 1. Xem lại phương án PCCC, nắm rõ nhiệm vụ của mình, hiểu rõ những việc cần làm khi xảy ra sự cố cháy. 2. Kiểm tra, phát hiện sơ hở hoặc thiếu xót thì đề xuất khắc phục: ► Nội qui, việc chấp hành nội quy của Cán bộ, Công nhân viên. ► Tăng cường kiểm tra vào những thời điểm nhạy cảm như: ngày nghỉ, lể tết, mùa khô, hạn hán,… ► Kiểm tra, đề xuất trang bị những phương tiện, dụng cụ PCCC. ► Tích cực tham gia chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra. |
[ In trang ] [ Đóng lại ] |